Các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch do Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra. Cơ cấu kinh tế đã đạt được sự chuyển dịch đúng hướng; cơ chế, chính sách mới đã có tác dụng huy động tiềm năng và thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tập trung nâng cấp và đầu tư xây dựng mới đã có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân. Các vấn đề xã hội đã được tập trung giải quyết đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần cải thiện mọi mặt đời sống xã hội. Có được những kế quả này chúng ta không thể không điểm lại tình hình hoạt động của một số ngành, lĩnh vực chính đã góp phần vào sự phát triển của Tỉnh
1. Nông, lâm, ngư nghiệp
Ngành nông, lâm, ngư nghiệp vẫn duy trì được tốc độ phát triển với chuyển biến trong cơ sấu sản xuất, chuyển đổi mùa vụ và từng bước nâng cao hiệu quả sản suất. Sản lượng lương thực có hạt đạt 433 nghìn tấn, tăng 5,5% so với năm trước, là năm được mùa toàn diện.
Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) ngành trồng trọt đạt trên 2.054 tỷ đồng. Trong đó, giá trị cây trồng hằng năm trên 1.854 tỷ đồng, bình quân đạt 21,3 triệu đồng/ha canh tác, tăng hơn năm trước trên 3 triệu đồng/ha. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt gần 919 tỷ đồng, chiếm 30,2% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đã công bố hết dịch lở mồm long móng từ ngày 01/10/2006. Tổng đàn gia súc ước đạt 900.530 con tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn gia cầm 3.526.500 con giảm 10% so với cùng kỳ do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm nhiều hộ chuyển sang nuôi các loại con vật nuôi và ngành nghề khác. Tiếp tục triển khai giao khoán cho hộ quản lý và khoanh nuôi bảo vệ rừng 49.000 ha. Diện tích trồng rừng tập trung năm 2006 ước thực hiện 8.340 ha, tăng 7,5%; khai thác gỗ rừng trồng ước đạt 138.500m3, tăng 7,6% so với năm 2005. Diện tích nuôi trồng thủy sản 7.245 ha, tăng trên 15% so với năm 2005. Sản lượng khai thác thủy sản ước thực hiện gần 48.590 tấn, tăng 1,2% so với năm 2005. Sản lượng tôm nuôi ước đạt 2.930 tấn, giảm 7% so với năm 2005 do ảnh hưởng bão số 6 làm giảm sản lượng tôm vụ II. Qua đó chúng ta thấy nhìn chung Ngành nông nghiệp vẫn chiếm đa số lao động và đóng góp nhiều nhất cho GDP của tỉnh, trong đó:
Trồng trọt: kết thúc năm nông nghiệp 2006, cả tỉnh gieo trồng được 70.524 ha cây hàng năm các loại, tăng 3,6% so với cùng năm 2005, trong đó: cây lương thực 48.930 ha, tăng 1,4%; cây rau đậu các loại 8.124 ha, tăng 8,0%; cây công nghiệp đạt 4.288 ha, giảm 190 ha. Tuy trong điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, nắng nóng kéo dài ở đầu vụ và ảnh hưởng của cơn bão số 6 gây thiệt hại trên 2.000 tấn (chủ yếu trên diện tích lúa gieo chưa thu hoạch), song năng suất lúa vẫn đạt khá, bình quân toàn tỉnh đạt 43,05 tạ/ha, tăng 0,92 tạ/ha. Trong đó năng suất lúa các huyện cánh Bắc đạt 54,18 tạ/ha, tăng 0,14 tạ/ha; năng suất các huyện cánh Nam đạt 46,48 tạ, tăng 2,95 tạ/ha so năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 432.280 tấn, tăng 5,2% (+21.605 tấn) so với năm 2005, trong đó: thóc đạt 384.114 tấn, tăng 4,7% (+17.236 tấn) và ngô đạt 48.166 tấn, tăng 10,0% (+4.369 tấn).
Chăn nuôi: Đã công bố hết dịch LMLM trên địa bàn toàn tỉnh vào nhữn tháng cuối năm 2006. Việc vận chuyển, buôn bán, giết mỗ và tiêu thụ sản phẩm gia súc trên địa bàn tỉnh trở lại bình thường. Đàn bò tăng mạnh là do có sự hỗ trợ vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi, khuyến khích phong trào trồng cỏ nuôi bò rộng khắp nên đã kích thích được người nuôi đầu tư mở rộng quy mô. Do dịch cúm gia cầm vào cuối năm 2005 và đầu năm 2006, người nuôi thực hiện lệnh cấm ấp nở, nuôi mới gia cầm nên tổng đàn gia cầm giảm mạnh.
Lâm nghiệp: Phần lớn đất ở Quảng Nam là đất lâm nghiệp. Trong 592.500ha đất được sử dụng, 443.900 ha là đất lâm nghiệp, chiếm 75%. 113.000ha được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chiếm 19%. Điều này khiến Quảng Nam trở thành tỉnh sản xuất lâm nghiệp hàng đầu trong vùng. Như chúng ta đã thấy, Quảng Nam có diện tích rừng che phủ lớn hơn các tỉnh khác. Bình Định là tỉnh có diện tích rừng lớn thứ hai với 202.000ha. Đất sản xuất nông nghiệp chủ yếu nằm trong tay thành phần ngoài quốc doanh, đất lâm nghiệp lại chủ yếu nằm trong tay khu vực nhà nước và các doanh nghiệp quốc doanh. Một số nhà tài trợ và chính quyền tỉnh đã chuyển đất cho cộng đồng sử dụng nhằm tạo điều kiện khai thác rừng bền vững thông qua việc áp dụng phương pháp nông lâm kết hợp theo định hướng thị trường. Hiện nay Tỉnh đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ trồng rừng (trồng rừng theo dự án 661, dự án JIBIC, dự án KFW6, dự án WB3, dự án FAO,... và trồng cây phân tán trong nhân dân). Diện tích trồng rừng đến nay khoảng 5.400 ha đạt trên 65% KH năm. Khai thác gỗ rừng trồng 10 tháng năm 2006 ước đạt 115.000 m3, bằng 90% KH năm, tăng 14,2 % (+ 14.500 m3) so với cùng kỳ năm 2005.
Khai thác và nuôi trồng thủy sản: trong năm 2006 do ảnh hưởng của bão số 6 đã làm 61 tàu thuyền bị chìm, 250 tàu thuyền bị hư hỏng; thời gian bám biển của ngư dân ngắn nên sản lượng khai thác thủy sản không cao, ước đạt 1.900 tấn, cộng dồn sản lượng đạt 46.081 tấn, tăng 1,3% (+600 tấn) so với cùng kỳ năm 2005, bằng 98%KH. Tôm nuôi vụ II đến nay đã thu hoạch được 80% diện tích thả nuôi, sản lượng đạt 1.000 tấn, giảm 22,5% (-290 tấn) so với cùng vụ năm 2005. Sản lượng tôm nuôi cả năm đạt 2.930 tấn, giảm 7,02% (-221 tấn) so với năm 2005. Nguyên nhân chính làm giảm sản lượng tôm là do ảnh hưởng của bão số 6 đã làm 475 ha tôm vụ II chưa thu hoạch bị ngập, đã gây thất thoát 360 tấn tôm thịt. Diện tích nuôi cá nước ngọt bị ngập 75 ha gây thất thoát gần 80 tấn cá; khối lượng bờ ao, đầm bị cuốn trôi là 50.600 m3 .
2. Ngành Thương mại và Du lịch
Ngành thương mại du lịch có tốc độ phát triển xấp xỉ đạt chỉ tiêu đề ra. Du lịch tiếp tục phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, từng bước khẳng định vị thế mũi nhọn và khai thác các tiềm năng, thế mạnh cuả địa phương về du lịch văn hoá, lịch sử và sinh thái. Trong thời gian qua, ngành du lịch Quảng Nam đã tập trung quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, đẩy mạnh du lịch văn hóa, sinh thái, du lịch làng nghề truyền thống cũng như nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có. Ngoài hai Di sản văn hóa thế giới là phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, ngành du lịch Quảng Nam còn chủ động tổ chức các tour du lịch hấp dẫn, thu hút khách như du lịch hồ Phú Ninh, suối Tiền, đèo Le, đồi Bồ Bồ, hồ Giang Thơm…; đồng thời cũng tăng cường kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển du lịch thông qua các cơ chế thông thoáng, thủ tục nhanh gọn, thuận tiện nhằm khuyến khích các nhà đầu tư yên tâm xây dựng và phát triển dịch vụ du lịch. Nhờ vậy, lượng khách du lịch tăng bình quân 22%/năm doanh thu du lịch tăng bình quân trên 30%. Đã có 88 dự án đầu tư vào phát triển kinh doanh du lịch trong đó 62 dự án đã đi vào hoạt động. Trong năm 2006, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ước đạt 419,33 tỷ đồng, tăng 27,75% so với cùng kỳ. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước chiếm trên 91% và tăng khá so với tháng trước, riêng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm 3,7%; so với cùng kỳ năm trước các thành phần kinh tế đều tăng mạnh trừ thành phần kinh tế tập thể giảm 5,3%. Từ ngày 12/10 đến 18/10/2006 Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC được diễn ra tại Hội An, đây là sự kiện quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh du lịch Quảng Nam ra với thế giới. Bên cạnh Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC còn có các hoạt động: triển lãm hình ảnh Du lịch Việt Nam, Hội chợ Du lịch Quảng Nam, chương trình “Hội An - Đêm hội giao hòa văn hoá” với nhiều hoạt động phong phú nên đã thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách. Dự tính trong năm ngành Du lịch đạt được 1.514.176 lượt khách trong đó khách lưu trú đạt 388.533 lượt tăng 21,30% so cùng kỳ. Khách tham quan ước đạt 1.125.643 lượt, tăng 64,3% so cùng kỳ. Doanh thu hoạt động khách sạn - nhà hàng dự tính đạt được 106,76 tỷ đồng tăng 0,37% so với tháng trước, trong đó khách sạn ước đạt 27,47 tỷ đồng tăng 0,38%, và so với cùng kỳ tăng 13,25%. Tính chung trong năm doanh thu hoạt động khách sạn - nhà hàng ước đạt 937,23 tỷ đồng, tăng 50,3% so với cùng kỳ, hoạt động du lịch lữ hành đạt 33,36 tỷ đồng, tăng 28,3% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu) của Quảng Nam còn khiêm tốn, giá trị xuất khẩu ước tính đạt 111,42 triệu USD, tăng 27,5% so cùng kỳ, đạt 82% kế hoạch; trong đó xuất khẩu địa phương đạt 63,58 triệu USD, tăng 19,9% so cùng kỳ, đạt gần 74% kế hoạch năm; khối trung ương và doanh nghiệp có vốn ĐTNN đạt 47,84 triệu USD, đạt gần 96% kế hoạch và tăng 38,83% so cùng kỳ. Các nhóm hàng chính đều có tốc độ tăng cao hơn so cùng kỳ: nhóm hàng thuỷ hải sản ước đạt 24,04 triệu USD, chiếm 22,3% tổng kim ngạch, tăng gần 30% so cùng kỳ, hàng dệt may đạt gần 17 triệu USD tăng 15,8%, hàng giày da ước đạt gần 20 triệu USD, tăng gần 1,5 lần so cùng kỳ. Ngoài ra sản phẩm gỗ đạt 19,20 triệu USD, nguyên liệu giấy đạt 10,23 triệu USD, tăng 23,2% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 105,8 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu địa phương đạt 79,20 triệu USD chiếm 75,52% tổng kim ngạch, tăng 6,39% so cùng kỳ. Hàng tư liệu tiêu dùng nhập 26,54 triệu USD chiếm 25,31% tổng kim ngạch, tăng 77,79%; hàng tư liệu sản xuất đạt 78,32 triệu USD, giảm 0,34% so cùng kỳ. Tuy nhiên do ảnh hưởng của cơn bão số 6, giá cả trên địa bàn tiếp tục tục tăng cao, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm và vật liệu xây dựng. Theo điều tra, chỉ số giá tiêu dùng trong 10 tháng tăng 5,74%. Hai nhóm hàng lớn quyết định tốc độ tăng chỉ số giá của tỉnh là lương thực và thực phẩm, trong đó lương thực tăng 0,36%, thực phẩm tăng 0,77% so tháng trước.
3. Ngành Sản xuất công nghiệp
Ngành sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao nhờ khu KTM Chu Lai, các Khu công nghiệp và các mô hình cụm CN mới với những chính sách ưu đãi hấp dẫn đã thu hút được nhiều dự án công nghiệp, tăng nhanh khối lượng giá trị sản xuất, giải quyết việc làm và tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực. Nhiều sản phẩm công nghiệp mới như gạch men, ngói màu, mô tô, ô tô, giày thể thao, gỗ xuất khẩu, bia, nước giải khát, thuỷ sản chế biến, tinh bột sắn, nước dứa cô đặc, thức ăn nuôi trồng thuỷ sản… đã được đưa ra thị trường trong và ngoài nước.
Trong năm 2006 do ảnh hưởng của bão số 6 quá mạnh nên gây thiệt hại lớn đối với ngành công nghiệp của. Có 124 doanh nghiệp bị thiệt hại với tổng giá trị thiệt hại ước tính 103,2 tỷ đồng, số lao động tạm ngưng làm việc khoảng 3.500 người, làm ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của tháng 10 chỉ đạt 346,36 tỷ đồng, giảm 5,9% so tháng trước (tăng 22,1% so cùng kỳ), trong đó nhà nước Trung ương giảm 1,72%; nhà nước địa phương giảm 3,7% và ngoài nhà nước giảm 7,1%, một số địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp giảm như: Đại Lộc giảm 28,8%, Quế Sơn giảm 28%, Hội An giảm 10,74%... Tính chung cả năm ước đạt 3.345,5 tỷ đồng, tăng 26,6% so cùng kỳ, đạt 81,9% so kế hoạch năm. Tốc độ tăng cao so cùng kỳ chủ yếu tập trung ở khu vực ngoài nhà nước tăng 34,75% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 64%. So với kế hoạch năm 2006 khu vực ngoài nhà nước đạt 88,55% KH với giá trị đạt 2.452,72 tỷ đồng; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 206,2 tỷ đồng, bằng 73,64% KH. So với cùng kỳ công nghiệp QDTW tăng gần 14%; công nghiệp quốc doanh địa phương giảm 10,1% và mới đạt 61,7% kế hoạch năm do một số doanh nghiệp đã cổ phần hoá chuyển sang ngoài nhà nước. Ngành công nghiệp khai thác trong năm ước đạt 178,23 tỷ đồng, tăng 23,8% so cùng kỳ. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến ước đạt 3.091,5 tỷ đồng, tăng 27,48% so cùng kỳ, trong đó: ngành chế biến thực phẩm, thức uống tăng 9,28%; dệt vải các loại tăng 39,9%; sản xuất trang phục tăng 34,15%; giày da tăng 64,74%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 17,42%; sản xuất gạch, bê tông tăng 43,38%. Ngành sản xuất và phân phối điện, nước, gas tăng 3,35% so cùng kỳ, đạt 75,76 tỷ đồng. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong tỉnh tăng như: quần áo may sẵn, vải dệt các loại, gạch xây, gạch men cao cấp,…Tuy nhiên, một số sản phẩm khác giảm so với cùng kỳ như: thủy sản chế biến các loại ước 10 tháng giảm 4,1%, nguyên nhân do Cty XNK thủy sản trong những tháng đầu năm tập trung cổ phần hoá, bên cạnh đó thời tiết trên biển không thuận nên nguyên liệu khan hiếm ...; ô tô lắp ráp do tiêu thụ chậm nên giảm 26,8%.
4. Lực lượng lao động
Dân Quảng Nam vẫn tiếp tục sống chủ yếu ở nông thôn. Tỷ lệ dân số sống ở vùng nông thôn là 85%, một tỷ lệ ít thay đổi từ năm 2000. Đây là một trong những tỷ lệ cao nhất trong khu vực và cao hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi đại bộ phận lao động ở tỉnh Quảng Nam làm việc trong ngành nông nghiệp hoặc ngư nghiệp. Trong năm 2003, 524.000 người, tương đương với 73% lực lượng lao động, tìm được việc làm trong ngành nông nghiệp, cao hơn mức của quốc gia nhưng thấp hơn mức của khu vực.Tuy nhiên, mặc dù dân số Quảng Nam vẫn định cư chủ yếu ở vùng nông thôn, cơ cấu việc làm của tỉnh cho thấy những chuyển biến mạnh mẽ thoát ra khỏi ngành nông nghiệp và đi vào các ngành công nghiệp và xây dựng, và đặc biệt là dịch vụ. Quảng Nam có lực lượng lao động thuộc loại lớn nhất trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, với 716.100 lao động đang có việc làm. 73% trong số này đang hoạt động trong ngành nông nghiệp, 11% đang phục vụ trong các ngành công nghiệp và xây dựng (76.000 người), và 16% đang làm việc trong ngành dịch vụ (115.900 người). Trong năm 2003 Nhà nước chỉ tuyển một phần nhỏ lực lượng lao động, 64.600 người (tương đương 9%) và 75% trong số đó làm việc trong ngành dịch vụ.
Như chúng ta thấy, số lượng doanh nghiệp đăng ký ở Quảng Nam tương đối ít, có 554 doanh nghiệp tức là 11% của toàn bộ vùng Nam Trung Bộ trong năm 2003. Các doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh này cung cấp việc làm cho 38.241 người, chiếm 5.34% lực lượng lao động. So sánh tỷ lệ này với Đà Nẵng nơi có 41% lực lượng lao động được tuyển vào làm cho 1 công ty đăng ký hoạt động hoặc Bình Định- nơi có 10% số việc làm được cung cấp bởi các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Số lượng nhân công trong các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Nam cũng tương tự như ở toàn vùng, với phần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ. 95% các doanh nghiệp trong khu vực và 96% các doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 90 của Chính phủ về cơ cấu doanh nghiệp vừa và nhỏ.