Phân biệt người lãnh đạo và nhà quản lý

Đã có nhiều cuộc tranh luận, những nghiên cứu về hai khái niệm quản lý và lãnh đạo. Trong khi đó, những biến động và thay đổi trong thời hiện tại lại làm nảy sinh một khái niệm mới về lãnh đạo. TBKTSG ghi lại ý kiến của bà Louann Hofheins Cummings, Giáo sư chuyên ngành thương mại của Đại học Findlay, Mỹ, về vấn đề này, nhân dịp bà có chuyến thăm Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, Đại học

Theo bà Cummings, các nghiên cứu thường định nghĩa quản lý là nắm giữ quy trình, tìm kiếm sự ổn định và kiểm soát, và theo bản năng cố gắng giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng thậm chí trước khi họ hiểu rõ ý nghĩa của vấn đề.

Dẫn lời bậc thầy về quản trị, Peter Drucker, bà cho rằng ba kỹ năng đặc biệt trong quản lý là kỹ thuật, nguồn nhân lực con người và khái niệm. Nghĩa là người quản lý phải nắm vững về mặt kỹ thuật lĩnh vực mình phụ trách, biết các kỹ năng quản lý và giao tiếp với những người làm việc trong nhóm và tìm các hướng dẫn họ đào sâu suy nghĩ.

Để phân biệt một người lãnh đạo và một nhà quản lý, bà Cummings đưa ra một tình huống cụ thể như sau: Có một nhóm năm người, gồm bốn nhân viên bị bịt mắt và người trưởng nhóm không bị bịt mắt. Nhiệm vụ của nhóm là lắp ráp một mô hình đồ chơi. Người trưởng nhóm sẽ dùng khẩu lệnh để hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc. Nếu người đó kiên nhẫn, hướng dẫn tận tình, điều khiển mọi người làm việc một cách tuần tự, nhịp nhàng thì đó là một nhà quản lý. Trong khi nếu là một lãnh đạo, người trưởng nhóm sẽ phát họa một hướng đi để mọi người cùng hình dung và bắt tay thực hiện công việc của mình. Như vậy, bằng cách quan sát hành động của người trưởng nhóm, có thể đánh giá người này có tố chất lãnh đạo hay không.

 

 

Quản lý

Lãnh đạo

Định hướng

Lên kế hoạch, lập ngân sách

Hoạch định chiến lược, tầm nhìn

Tổ chức

Tổ chức và tuyển dụng

Hướng dẫn và kiểm soát

Tạo ra các ranh giới, rào cản

Tạo văn hóa và giá trị chung

Giúp người khác tiến bộ

Giảm rào cản, ranh giới

Quan hệ

Tập trung vào mục tiêu-định vị, thiết lập hàng hóa dịch vụ

Tập trung vào con người, truyền lửa và khích lệ con người

Tính cách

Hành động theo kiểu ông chủ

Giữ khoảng cách tình cảm

Máy móc

Tuân thủ

Chỉ dẫn

Tạo điều kiện cho mọi người

Có mối liên hệ tình cảm

Khoáng đạt, quan tâm

Khích lệ, phá cách

Lắng nghe

Kết quả

Duy trì sự ổn định, tạo văn hóa hiệu quả

Tạo sự thay đổi và văn hóa hội nhập

Bà Cummings cho biết khái niệm quản lý được giới nghiên cứu tìm hiểu khoảng 100 năm nay, với sự ra đời của quá trình công nghiệp hóa. Trong khi đó, khái niệm lãnh đạo đã được nghiên cứu từ xa xưa, nhưng cho đến nay người ta vẫn loay hoay với những câu hỏi: Lãnh đạo là gì? Lãnh đạo vận hành ra sao? Làm thế nào một người có thể làm một lãnh đạo giỏi? Khi nhìn vào cách thức hoạt động và hiệu quả của một công ty, một tổ chức, người ta có thể kết luận công ty này có người lãnh đạo giỏi, tổ chức kia có người lãnh đạo kém, thế nhưng lãnh đạo là gì thì “sau nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Chúng tôi còn phải tiếp tục nghiên cứu”.

Tuy nhiên theo bà, một cuộc khảo sát trên 75.000 người về những tố chất mà một người lãnh đạo cần có cho kết quả như sau: năm tố chất được lựa chọn nhiều nhất lần lượt là trung thực (honest), hướng về phía trước (forwardlooking), có năng lực (competent), truyền lửa(inspiring) và thông minh (intelligent).

Những biến động chính trị, bất ổn kinh tế lẫn tình trạng thiên tai xảy ra liên tiếp trong thời gian vừa qua đang khiến những quan niệm về người lãnh đạo theo mô hình cũ không còn phù hợp. Thay cho sự ổn định là sự thay đổi và quản lý khủng hoảng, thay cho sự kiểm soát là việc trao quyền, thay cho sự cạnh tranh là sự hợp tác, thay cho sự độc nhất khuôn mẫu là sự đa dạng, thay cho sự tập trung hướng về mình là những giá trị đạo đức cao hơn với cộng đồng, xã hội, môi trường, và thay vì thể hiện mình như một người hùng thì người lãnh đạo mới là người biết cách “hạ mình” để hòa đồng hơn với mọi người.

Bà Cummings cho rằng một trong những tố chất của nghệ thuật và khoa học lãnh đạo là “trí thông minh xúc cảm”, tức là khả năng nhận biết, xác định, thấu hiểu và quản lý thành công cảm xúc của bản thân và của người khác. Một khả năng quan trọng của người lãnh đạo là thấu hiểu các tầng nấc cảm xúc và cách biểu hiện của mình (thường dùng chỉ số cảm xúc EQ để đo). Vấn đề là người lãnh đạo cần phải biết mình, hiểu rõ cảm xúc của mình thì mới có khả năng hiểu được cảm xúc của người khác. Về điều này. Bà Cummings cho rằng xúc cảm là một kỹ năng có thể rèn luyện được, không phải là năng lực thiên phú.

Theo bà, một người dù thông minh đến đâu, thành thạo kỹ năng đến mức nào, nhưng không có được chỉ số xúc cảm cao thì không thể trở thành một lãnh đạo giỏi. Trong các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay, những khác biệt về tính cách, văn hóa, giá trị đòi hỏi người lãnh đạo cần phải biết điều hành bằng cảm xúc. Thông qua ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, tình cảm, người lãnh đạo có thể tuyển chọn và giữ chân được những người tài ở lại trong tổ chất của mình.

Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn.

Tin liên quan

Họ tên:Nguyễn Quang Thử

Chức vụ:Giám đốc Sở

Số điện thoại:0235 3504567 (0913424027)

Email:thuqn@quangnam.gov.vn