1.Tình hình hoạt động:
Vốn thực hiện:
Trong 4 tháng đầu năm 2014, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được tỷ 4 tỷ USD, tăng 6,7 % so với cùng kỳ năm 2013
Tình hình xuất, nhập khẩu:
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu thô) trong 4 tháng đầu năm 2014 dự kiến đạt 30,35 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 66,3% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô trong 4 tháng đạt 28,35 tỷ USD, chiếm 61,7% so với tổng xuất khẩu và tăng 20,1% so với cùng kỳ 2013.
Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng 4 năm 2014 đạt 26,25 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 58,3% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 4 tháng, khu vực ĐTNN xuất siêu 4,09 tỷ USD.
2. Tình hình cấp GCNĐT:
Theo các báo cáo nhận được, tính đến ngày 20 tháng 4 năm 2014 cả nước có 390 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 3,22 tỷ USD, bằng 65,4% so với cùng kỳ năm 2013.
Đến 20 tháng 4 năm 2014, có 140 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 1,62 tỷ USD, bằng 49,7% so với cùng kỳ năm 2013.
Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 4 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,855 tỷ USD, bằng 59,1% so với cùng kỳ 2013.
Theo lĩnh vực đầu tư:
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 204 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 3,6 tỷ USD, chiếm 74,3% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 4 tháng năm 2014. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 392,3 triệu USD, chiếm 8,1%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 37 dự án đăng ký mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm đạt 237 triệu USD, chiếm 4,9%. Tiếp theo là lĩnh vực Y tế và trợ giúp xã hội với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 225,93 triệu USD.
Theo đối tác đầu tư:
Tính từ đầu năm 2014 đến nay, đã có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm 1,12 tỷ USD, chiếm 23,1% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 531 triệu USD, chiếm 10,9 % tổng vốn đầu tư; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 479,18 triệu USD, chiếm 9,9% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là BritishVirginIslands đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm khoảng 406,55 triệu USD, chiếm 8,4% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo địa phương
Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với 792,89 triệu USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 749,1 triệu USD, chiếm 15,4%. Đồng Nai đứng thứ 3 với 537,8 triệu USD vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Ninh, Tây Ninh, Hải Dương với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 354,8 triệu USD; 349,9 triệu USD và 312,9 triệu USD.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 4 tháng năm 2014:
- Dự án Cty cổ phần Xi măng Thăng Long (nhà máy xi măng Thăng Long) do nhà đầu tư Indonesia đầu tư tại Quảng Ninh với tổng vốn đầu tư đăng ký 352,65 triệu USD;
- Dự Cty TNHH Bệnh viện quốc tế Đại An Việt Nam - Canada tại Hải Dương với tổng vốn đầu tư 225 triệu USD;
- Dự án Khu chung cư phường 22 quận Bình Thạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 200,11 triệu USD;
- Dự án Cty TNHH Ilshin Việt Nam của nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư tại Tây Ninh với tổng vốn đầu tư 177 triệu USD triệu USD.